Social Icons

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Điều trị bệnh viêm mũi trong thời điểm giao mùa

Hiện tại là thời kì  chuyển giao giữa mùa hè và mùa thu, thời tiết thay đổi bất thường gây nên nhiều bệnh hô hấp trong đó có bệnh viêm mũi.


Mũi là cơ quan quan trọng của hệ hô hấp, có chức năng làm ẩm và lọc sạch không khí để thở. Theo nghiên cứu, trong mũi còn có globuline iga bảo vệ niêm mạc mũi. Như vậy, khi mũi bị viêm, tất cả các chức năng sinh lý trên đều ít nhiều bị ảnh hưởng, không có lợi cho sức khỏe con người.

1.     Viêm mũi là gì?

[caption id="attachment_13031" align="aligncenter" width="400"]Viêm mũi là bệnh thường gặp khi giao mùa Viêm mũi là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ[/caption]

Viêm mũi là bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa và có cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Ở nước ta, tùy theo mùa và từng nơi mà tỉ lệ mắc viêm mũi bình quân là 10 – 12 % với 3 loại chính là viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp tính và viêm xoang.

2.     Những triệu chứng của bệnh viêm mũi.

Đối với viêm mũi cấp tính: Giai đonạ đầu bệnh nhân có cảm giác ớn lạnh xương sống, nổi gai óc…nóng rát ở mũi khi thở ra, nhức đầu, mệt mỏi, kém ăn, có thể sốt cao (trẻ em), hắt hơi nhiều, ngạt – tắc mũi…Khám thấy niêm mạc mũi đỏ rực, sưng nề, xung huyết dữ dội có màu đục đôi khi nhợt nhạt và khô hơn bình thường.

[caption id="attachment_9748" align="aligncenter" width="575"]Viêm mũi sẽ bị hắt hơi nhiều lần Hắt hơi là triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi[/caption]

Triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng là hắt hơi nhiều, thành tràng dài, chảy nước mũi giàn giụa, mắt đỏ và ngứa, ngạt mũi. Các biểu hiện này tồn tại trong vòng 15 – 20 phút sau đó giảm dần. Nếu đã thành mãn tính thì nghẹt mũi xảy ra thường xuyên kèm theo ù tai, nhức đầu…

Với viêm xoang thì triệu chứng thường có các triệu chứng: ho, ngạt mũi, đau và sưng nề xung quanh xoang bị tổn thương, chảy nước mũi, cảm giác nặng vùng mặt và vùng đầu, nước mũi xanh hoặc vàng. Viêm xoang hàm thường đau vùng xung quanh má và răng hàm trên. Viêm xoang sang thường đau vùng trên mũi và sau mắt, đau do tăng áp lực trên xoang, đôi khi có thể sốt.

3.     Cách điều trị viêm mũi hiệu quả.

Để điều trị bệnh viêm mũi cần kết hợp nhiều liệu pháp bằng thuốc hoặc các loại món ăn có tác dụng chữa bệnh. Sau đây là một số bài thuốc dân gian có tác dụng tốt cho điều trị viêm mũi.

[caption id="attachment_10467" align="aligncenter" width="576"]Thực phẩm từ thiên nhiên giúp điều trị viêm mũi Mộ số bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị viêm mũi[/caption]

- Trường hợp bị chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, tình trạng này tăng lên khi thời tiết thay đổi lạnh hơn, hay nóng hơn, thì dùng cách: thịt bò 100g, tỏi tươi 60g, rau thơm 15g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Thịt bò rửa sạch, thái miếng, tỏi bóc vỏ đập dập, rau thơm thái nhỏ. Gạo tẻ vo sạch cho vào nồi ninh (nấu) thành cháo, khi chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi một lát là được, cho rau thơm và chế đủ gia vị, ăn nóng trong ngày. Món này có tác dụng khu phong trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông lỗ mũi.

- Trường hợp hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, kèm đau đầu, đau cổ gáy, thì áp dụng: đầu cá chép (2 cái), và vị thuốc tân di 12g, tế tân 3g, bạch chỉ 12g, gừng tươi 15g. Đầu cá bỏ mang làm sạch, tân di (búp hoa của cây tân di) gói vào túi vải, tế tân và bạch chỉ rửa sạch, gừng tươi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ nước ninh kỹ trong 2 giờ rồi chế thêm gia vị, dùng như món canh trong ngày. Món này có công dụng làm thông mũi, trừ phong tán hàn…

- Trường hợp biểu hiện mũi khô, ngạt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô họng khát, người gầy, hay có cảm giác sốt nóng về chiều…, thì dùng cách: tây dương sâm 15g, ếch 2 con (chừng 150g), bách bộ 30g, ma hoàng 3g. Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ chừng 2 giờ rồi cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Món này công dụng dưỡng phế âm, thông tị khiếu.

- Trường hợp bị tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi, thì dùng món: chim bồ câu 1 con (nặng chừng 150g), hoàng kỳ 60g, tân di 9g, bạch truật 9g, đại táo 12g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Bồ câu làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng, tân di gói trong túi vải, đại táo bỏ hạt, các vị thuốc còn lại rửa sạch thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày. Món này tác dụng bổ khí ích biểu, làm thông thoáng mũi.

L.TN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Hỗ trợ

Mr Good
Hotline: 0972789592
Email: tanhanh.0102@gmail.com
Yahoo: tanhanh.0102

Chuyên mục