Social Icons

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Phòng ngừa và điều trị bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột thường có các biểu hiện: cộm xốn mắt, vướng mắt như có hạt bụi trong mắt, ngứa mắt, hay mỏi mắt…nếu không chữa trị kip thời có thể dẫn đến mù lòa.


1. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột


Phòng ngừa và điều trị bệnh đau mắt hột 1


Bệnh đau mắt hột là tình trạng viêm kết mạc - giác mạc mãn tính, tiến triển thành dịch, lây lan, đặc điểm là hình thành những hột, và những tổn thương sẹo điển hình ở mắt. Bệnh do vi sinh vật tên là CHLAMYDIA TRACHOMATIS gây ra.


2. Biểu hiện của bệnh đau mắt hột




[caption id="attachment_16416" align="aligncenter" width="500"]Phòng ngừa và điều trị bệnh đau mắt hột 3 Bệnh nhân bị đau mắt đỏ hay chảy nước mắt[/caption]

Biểu hiện bệnh rất đa dạng, từ nhẹ không có triệu chứng gì đến những trường hợp bệnh nặng kéo dài. Bệnh đau mắt hột có các triệu chứng như sau: ngứa mắt; cảm giác vướng như có hạt bụi trong mắt; đau nhẹ, cộm xốn trong mắt…


Ở thể nhẹ hay gọi là mắt hột đơn thuần, tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp biểu mô kết mạc. Bệnh nhân không có triệu chứng gì, hoặc chỉ ngứa mắt, xốn mắt, mỏi mắt, đôi khi hay chảy nước.


Đối với thể nặng tổn thương xâm nhập xuống cả những lớp sâu bên dưới của kết mạc mắt, có thể gây các biến chứng như: sẹo kết mạc, lông xiêu, chính lông xiêu hay còn gọi là lông quặm sẽ gây loạn dưỡng giác mạc và gây sẹo giác mạc làm giảm thị lực.


3. Điều trị đau mắt hột


Điều trị bệnh mắt hột cần tuân theo phác đồ. Theo phác đồ của Tổ chức Y tế Thế giới, khi bệnh ở giai đoạn hoạt tính cần tra thuốc mỡ tetraxyclin 1% (hoặc erythromycin) 8 giờ/lần ít nhất trong 6 tuần phối hợp với rửa mặt bằng nước và xà phòng. Điều trị tại mắt theo phác đồ cách quãng dựa vào gia đình hoặc cộng đồng có thể là cơ sở để phòng chống bệnh mắt hột ở những vùng có bệnh nặng: tra mỡ tetraxyclin 1% 12 giờ/lần trong 5 ngày liền hoặc mỗi ngày một lần trong 10 ngày liền; mỗi năm dùng ít nhất 6 tháng liên tục. Bệnh đau mắt hột sau khi được điều trị vẫn có khả năng bị tái nhiễm.


Bệnh đau mắt hột ở thể nặng gây biến chứng lông siêu, có thể đốt hoặc nhổ lông siêu. Nếu là lông quặm, cần phẫu thuật để làm bật được lông mi ra ngoài.


4. Phòng ngừa bệnh đau mắt hột




[caption id="attachment_16415" align="aligncenter" width="499"]Phòng ngừa và điều trị bệnh đau mắt hột 2 Thường xuyên nhỏ thuốc nhỏ mắt khi ra ngoài đường về[/caption]

Việc phòng chống bệnh đau mắt hột cần được thực hiện tại cộng đồng.


- Giáo dục y tế và vệ sinh cho mọi người trong cộng đồng có bệnh.


- Giữ vệ sinh mặt và đôi mắt, luôn rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn mặt với người bệnh.


- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ môi trường nước sạch, tiêu diệt ruồi nhặng.


- Rửa tay thường xuyên: bàn tay chúng ta thường xuyên được đưa lên mặt nơi gần đôi mắt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào đôi mắt, gây nên các bệnh về mắt.


- Không nên dụi mắt nhiều vì mắt rất dễ bị nhiễm trùng nếu như tay không sạch. Khi vỗ nước vào mặt tránh làm mạnh vì làm như vậy sẽ gây tổn thương đến giác mạc.


- Đi đường gió, bụi nên đeo kính để bảo vệ mắt. Dùng thuốc nhỏ mắt mỗi khi đi ngoài đường khói bụi về.


N.T

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Hỗ trợ

Mr Good
Hotline: 0972789592
Email: tanhanh.0102@gmail.com
Yahoo: tanhanh.0102

Chuyên mục