Social Icons

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Tiểu đường khi mang thai, phải làm sao?

Bên cạnh táo bón, đau dầu hay trĩ thì tiểu đường khi mang thai cũng là bệnh thường gặp ở phụ nữ có thai. Nó cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều thai phụ.


Theo số liệu thống kê của Tổ chức y tế thế giới có khoảng 2- 5 % phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường. Cũng theo số liệu của tổ chức này, có đến 50% phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong thai kì sẽ mắc bệnh tiểu đường thật trong vòng 20 năm.

[caption id="attachment_12945" align="aligncenter" width="450"]Tiểu đường khi mang thai 1 Các bà bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường[/caption]

1. Những nguy cơ từ bệnh tiểu đường khi mang thai.

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi đề thích nghi với môi trường mới. Những phụ nữ béo phì hoặc mang thai ở độ tuổi trên 35, huyết áp cao… nguy cơ mắc tiểu đường khi mang thai là rất cao. Thông thường, chế độ dinh dưỡng của các thai phụ có nhiều chất béo, chất đạm…nên dễ bị tiểu đường.

Đối với người bình thường mắc bệnh tiểu đường sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

[caption id="attachment_16428" align="aligncenter" width="400"]Tiểu đường khi mang thai 2 Tiểu đường khi mang thai tăng nguy cơ sảy thai[/caption]

Tiểu đường khi mang thai có thể sảy thai: Khi bị tiểu đường, thai phụ không kiểm soát được đường huyết có nguy cơ sảy thai cao hơn người không mắc bệnh. Không những thế, nếu mẹ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, nguy cơ trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh tăng gấp 3 -4 lần.

Với những ai có ý định mang thai, hãy kiểm soát chỉ số đường huyết tốt nhất là 3 tháng đầu của thai kì. Vì nếu bị tiểu đường khi mang thai trong 3 tháng đầu sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành của thai nhi.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của nhiều trung tâm khoa học, mẹ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai con sẽ chậm phát triển, kém thông minh.

2. Các bà bầu nên làm gì?

Để tránh những biến chứng những nguy hiểm của tiểu đường khi mang thai, các bà bầu cần chủ động phòng tránh và hạn chế những tác hại xấu do bệnh gây ra.

-         Kiểm soát lượng đường trong máu: Bạn nên thường xuyên theo dõi đường huyết của mình, giữ cho đường huyết ổn định trước khi có ý định mang thai và trong suốt thai kì. Bạn nên kiểm tra chỉ số đường huyết mỗi ngày bằng máy thử đường huyết hiện có trên thị trường.

-         Ăn đồ ăn nhiều đồ ăn chứa Cacbolhydrat: Trong các bữa ăn nhẹ của các bà bầu nên bổ sung các đồ ăn nhẹ chứa nhiều Cacbolhydrat như: nước hoa quả, bánh kẹo…

[caption id="attachment_16361" align="aligncenter" width="450"]Tiểu đường khi mang thai 3 Chế độ ăn rất quan trọng với thai phụ[/caption]

-         Chú ý đến chế độ ăn uống: Nhiều gia đình có thai phụ sẽ tẩm bổ nhiều món ăn bổ dưỡng nhưng đâu biết rằng, đó là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tiểu khi mang thai. Chính vì thế, bà bầu nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lí, cân bằng các chất dinh dưỡng, tránh để tăng cân quá nhiều…

-         Nên đi gặp bác sĩ thường xuyên: Cùng với việc khám thai định kì, bà bầu cần có sự tư vấn của bác sĩ nếu bị tiểu đường.

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Hỗ trợ

Mr Good
Hotline: 0972789592
Email: tanhanh.0102@gmail.com
Yahoo: tanhanh.0102

Chuyên mục