Social Icons

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Bệnh tiêu chảy cấp do virut Rota gây nên, bệnh rất hay gặp vào mùa nóng. Bệnh tiêu chảy cấp khiến trẻ bị mất nước, buồn nôn, quấy khóc….Hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ.


1. Nguyên nhân




[caption id="attachment_12853" align="aligncenter" width="450"]Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ 1 Trẻ bị tiêu chảy cấp đi vệ sinh nhiều[/caption]

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em nguyên nhân chủ yếu do virut Rota gây nên, trẻ nhiễm virut Rota qua đường hô hấp. Đặc biệt, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi rất dễ bị mắc bệnh do đường hô hấp yếu, sức đề kháng của các bé lúc này còn yếu cộng với việc trẻ có thói quen cầm nắm và đưa các vật vào miệng mình.


2. Triệu chứng




[caption id="attachment_12855" align="aligncenter" width="400"]Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em 2 Trẻ hay nôn ọe khi bị tiêu chảy cấp[/caption]

Trẻ bị tiêu chảy : Trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp là đi tiêu phân lỏng nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ. Riêng trẻ sơ sinh bú mẹ, có thể đi tiêu 5-6 lần trong ngày,  mùi chua, phân có thể nhầy nhầy, trường hợp bị lỵ phân sẽ có nước lẫn máu.


Nôn ọe và biếng ăn : Trẻ biếng ăn và thường bị nôn ọe niều lần, từ chối các thức ăn thông thường, chỉ thích uống nước.


Mất nhiều nước: trẻ bị tiêu chảy cấp có biểu hiện vật vã, kích thích quấy khóc. Trẻ mệt lả, li bì hôn mê nếu tình trạng mất nước nặng, bình thóp trước lõm hơn bình thường. Cần phát hiện các triệu chứng nôn, sốt, tiêu chảy ở trẻ để bù nước uống hàng ngày hay uống Oresol


Hơi thở : Trẻ thở nhanh, thở nặng nhọc…


3. Phòng bệnh




[caption id="attachment_12856" align="aligncenter" width="400"]Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em 3 Cho trẻ bú nhiều hơn khi bị tiêu chảy cấp[/caption]

Để phòng bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ, người lớn cần chú ý: nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, cho trẻ ăn cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước, cho trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi ăn. Uống vắc-xin ngừa tiêu chảy.


4. Điều trị bệnh tiêu chảy cấp


- Bổ sung nhiều nước: khi trẻ bị tiêu chảy cấp nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường hoặc cho trẻ uống nước điện giải thay nước oserol, với những trẻ còn bú cần cho bú nhiều và lâu hơn, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội.


- Cho trẻ ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé: với trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú thường xuyên hơn và bú lâu hơn. Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên, những trẻ bị nôn bữa ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ.


- Bổ sung kẽm: giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy. Bổ sung kẽm dưới dạng viên hoặc nước, uống l0-14 ngày.


- Cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện y tế gần nhất nếu trẻ có các biểu hiện sau: không ăn uống được và bỏ bú, sốt cao hơn, trẻ rất khát nước hoặc trong phân có máu.


N.T

1 nhận xét:

  1. […] Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WTO hàng năm có đến 50.000.000 kg thuốc trừ sâu được sử dụng. Tuy nhiên, chỉ có 0,1% thuốc trừ sâu được dùng đúng mục đích diệt sâu bọ, còn lại là ngấm vào rau củ quả chúng ta ăn. Vấn nạn rau quả nhiễm độc luôn là vấn đề đau đầu của các bà mẹ, thuốc trừ sâu có thế khiến trẻ bị: ung thư, gây chứng tăng động giảm chú ý và các rối loạn thần kinh, gây tổn thương não, đặc biệt gây suy yếu hệ miễn dịch, tiêu chảy cấp…. […]

    Trả lờiXóa

 

Hỗ trợ

Mr Good
Hotline: 0972789592
Email: tanhanh.0102@gmail.com
Yahoo: tanhanh.0102

Chuyên mục