Social Icons

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Đối phó với bệnh đau mắt đỏ

Thời tiết nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho virus phát triển khiến bạn dễ mắc phải các bệnh thường gặp, trong đó có bệnh đau mắt đỏ. Bệnh đau mắt đỏ lây lan rất nhanh dễ bùng phát thành dịch do lây truyền qua đường hô hấp, đường tiếp xúc, đồ dùng cá nhân (khăn mặt), nguồn nước…


1. Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ




[caption id="attachment_14003" align="aligncenter" width="493"]Đối phó với bệnh đau mắt đỏ 1 Đau mắt đỏ khiến mắt bị đỏ, gỉ nước[/caption]

Biểu hiện ban đầu của bệnh nhiễm đau mắt đỏ ho, sốt, mệt, nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ…sau 5 đến 7 ngày thì một bên mắt bị đỏ, ra gỉ, chảy nước mắt, các ngày sau sẽ lây sang mắt còn lại.


2. Điều trị bệnh đau mắt đỏ




[caption id="attachment_14004" align="aligncenter" width="400"]Đối phó với bệnh đau mắt đỏ 2 Thường xuyên nhỏ thuốc mắt khi đau mắt đỏ[/caption]

Bệnh đau mắt đỏ được xếp vào nhóm bệnh lành tính xong vẫn có tỷ lệ biến chứng là 20%. Biến chứng có thể gặp phải nhiều nhất là viêm giác mạc hoặc để lại sẹo, giảm thị lực do không điều trị đúng cách và kịp thời.


Hiện nay, không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu vì bệnh do virus gây nên. Vì thế, bệnh nhân đau mắt đỏ cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muối, bệnh có xu hướng tự khỏi trong 7 - 10 ngày. Thông thường bệnh được chỉ định dùng các thuốc diệt virus dùng uống, tra, nhỏ mắt được bác sĩ kê đơn trong những trường hợp cụ thể. Không tự ý tra thuốc bừa bãi vì các thuốc tra nhỏ mắt có chứa chất gây giảm miễn dịch mắt. Tuyệt đối không dung các biện pháp dân gian như xông lá vào mắt….


Khi ra đường hoặc cần tiếp xúc với người khác bệnh cần đeo kính râm, khẩu trang và rửa tay thường xuyên.


3. Phòng bệnh đau mắt đỏ




[caption id="attachment_14005" align="aligncenter" width="350"]Đối phó với bệnh đau mắt đỏ 3 Rửa tay thường xuyên và không dụi tay lên mắt[/caption]

- Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chậu rửa mặt với người khác.


- Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn và không dụi tay lên mắt.


- Nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% hoặc các thuốc nhỏ mắt khác trước khi đi ngủ. Nên đeo kính râm khi ra đường.


- Nên tránh tiếp xúc với bệnh nhân đau mắt đỏ.


- Khi thấy các triệu chứng như mắt cộm, ngứa, có dử mắt, chảy nước mắt thì nên đến chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để phòng biến chứng bệnh.


N.T

1 nhận xét:

  1. […] đỏ còn gọi là viêm kết mạc thường do các vi khuẩn, virus gây nên. Người bị đau mắt đỏ không có ảnh hưởng nhiều đến thị lực nhưng vì bị gây kích thích ở vùng […]

    Trả lờiXóa

 

Hỗ trợ

Mr Good
Hotline: 0972789592
Email: tanhanh.0102@gmail.com
Yahoo: tanhanh.0102

Chuyên mục