Social Icons

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Các cách chữa bệnh ho

Những cơn ho thường kéo dài nhiều ngày, gây khó chịu, mệt mỏi. Và sau đây là một số cách chữa bệnh ho hiệu quả.


cách chữa bệnh ho

Theo các chuyên gia, ho là một triệu chứng thường gặp ở người lớn và cả trẻ em khi có những thay đổi về thời tiết, hít phải nhiều khói bụi… Vậy nên, mỗi khi mắc phải bệnh ho, chúng ta cần điều trị dứt điểm, tránh kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dễ nhận thấy, ho có nhiều dạng, tùy theo tính chất của từng cơn ho mà người ta sẽ đặt tên cho nó, có 2 dạng chính là ho khan và ho có đờm. Với những cơn ho kéo dài nếu không điều trị sớm sẽ dẫn nặng hơn hoặc thậm chí là ho mãn tính. Dưới đây là một số cách chữa bệnh ho hiệu quả.

Cam thảo

Hoạt chất axit glycyrhizic trong cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh, được dùng làm thuốc long đờm chữa ho khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-20 g dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc, thường phối hợp với các vị khác.

Dâu

cách chữa bệnh ho1

Nhiều người sẽ hoài nghi về công dụng của dâu. Tuy nhiên, loại quả này cũng là một trong những cách chữa bệnh ho ít tai biết. Cao chiết từ lá, vỏ, rễ và thân cây dâu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương và an thần nhẹ. Vỏ rễ dâu chữa phế nhiệt, ho có đờm, ho gà trẻ em. Ngày uống 4-12 g, có khi đến 20-40 g, dùng dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Lá dâu chữa ho, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-12 g, dạng thuốc sắc.

Gừng

Gừng có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, gừng tươi được dùng chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm. Ngày dùng 4-8 g dạng thuốc sắc. Gừng khô, gừng sao chữa ho suyễn, viêm phế quản. Gừng còn làm thuốc chống cảm lạnh, chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi. Ngày uống 4-20 g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị khác. Đây chính là cách chữa bệnh ho khá đơn giản.

Tía tô

cách chữa bệnh ho

Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm. Ngày dùng 3-10 g, sắc uống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Hỗ trợ

Mr Good
Hotline: 0972789592
Email: tanhanh.0102@gmail.com
Yahoo: tanhanh.0102

Chuyên mục